Bối cảnh
phát triển và cơ chế chính sách
- Trong nhiều
năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia và trở
thành một trong những nước xuất khẩu nông sản chính.
- Nhà nước đã ưu
tiên có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, vấn đề
tăng thu nhập cho nông dân sản xuất, giá bán nông sản thấp và chất lượng nông
sản chưa đạt yêu cầu của thị trường vẫn còn là khó khăn chính.
- Nghị định 151
về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác cũng tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động
của các THT trên toàn quốc.
- Các chính sách
thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị như Quyết định 80 (2000) và Quyết định số
62/2013/QĐ-TTg gặp khó khăn trong triển khai chủ yếu là do tình trạng hộ nông
dân nhỏ phân tán và thiếu tổ chức của mình.
- Luật HTX năm
2012 ra đời thể hiện chủ trương thúc đẩy các HTX kiểu mới, hoạt động sản xuất
gắn liền với thị trường, tuy vậy thực hiện còn chậm.
- Kinh nghiệm
quốc tế cũng chỉ ra rằng yếu tố con người muốn có phong trào liên kết hợp tác
trong sản xuất – kinh doanh nông nghiệp mạnh, cần có nông
dân mạnh, cần có lãnh đạo nông dân giỏi.
- Ở nước ta hiện
nay chưa có các khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng điều hành
của Tổ trưởng THT, Giám đốc Hợp tác xã.
Nhu cầu liên
kết hợp tác của nông dân thông qua các Tổ chức của nông dân
- Hợp tác là một
nhu cầu tự nhiên, nảy sinh trong đời sống xã hội, đặc biệt có ý nghĩa trong
lĩnh vực nông nghiệp, nơi các hoạt động liên kết, hợp tác vốn đã có lịch sử lâu
đời, thì nay càng phát triển đa dạng và hoàn thiện.
- Trong bối cảnh
hiện tại, trên toàn quốc có nhiều sáng kiến về nhóm sở thích, tổ hợp tác hỗ trợ
nông dân rất tốt trong kinh tế thị trường nhưng chưa được chú ý nhân rộng, các
kinh nghiệm tốt của nông dân chưa được chia sẻ để các vùng khác nhau học tập.
- Hiện đã có một
số hoạt động diễn đàn như Hội thi nông dân sản xuất giỏi, nhưng vấn đề kinh
nghiệm kinh doanh nông nghiệp giỏi thì hầu như chưa có.
Các vấn đề cần giải pháp có liên quan tới tổ chức
nông dân liên kết hợp tác
- Vị thế của người nông dân trong điều kiện sản xuất quy mô nhỏ hiện nay
đòi hỏi nông dân phải liên kết, hợp tác để đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Thể chế, chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện để phát triển liên kết,
hợp tác nông dân nhưng thực tế chưa phát huy hiệu quả (quyền, tiếng nói, lợi
ích chưa được phát huy tối đa).
- Mô hình cánh đồng lớn theo Quyết định 62 thời gian qua phát triển mạnh
đối với cây lúa ở vùng ĐBSCL nhưng việc nhân rộng còn khó khăn ra các địa
phương khác, nhất là miền Bắc và các loại cây trồng khác.
- Thực tế thời gian qua có nhiều mô hình liên kết, hợp tác nông dân rất
tốt, cần tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để tập trung hỗ trợ nhân rộng.
Trong bối cảnh trên với những vấn đề cấp bách
đặt ra, việc xây dựng một Mạng lưới (Diễn đàn) cấp quốc gia của các mô hình tổ
chức nông dân liên kết hợp tác trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp để thúc đẩy phong trào nông dân sản xuất-kinh
doanh và hợp tác liên kết tốt là hết sức cấp thiết