Từ tháng 03 năm 2021, Trung
tâm Phát triển kinh tế nông thôn (CRED), với nguồn kinh phí từ dự án Nâng cao
quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi giá
trị măng sạch Vân Hồ, Thuộc Chương trình “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua
nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch” (GREAT)
khu vực Tây Bắc Việt Nam đã mời chuyên gia tư vấn Huấn luyện và hướng dẫn các
HTX và THT thực hiện việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và kết nối thị
trường” với cách làm “cầm tay chỉ việc”.
Với 03 HTX mới được
thành lập tại 3 xã Xuân Nha, Tân Xuân và Chiềng Xuân. Đội ngũ lãnh đạo HTX chủ
yếu là người nông dân, còn thiếu nhiều kiến thức về quản lý, quản trị HTX, đặc
biệt là các khâu phân tích xây dựng kế hoạch và kết nối thị trường. Bên cạnh đó
các chị đều là người dân tộc Thái và người H’mong, bởi vậy việc tiếp cận với
máy tính, tin học, internet là điều hết sức khó khăn.
Với việc khảo sát phân
tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho từng HTX (phân tích SWOT),
chuyên gia đã chỉ ra từng việc cụ thể và từng bước để giúp các HTX dần hiểu được
ý nghĩa các công việc của một HTX cần làm. Bắt đầu từ việc củng cố lại tổ chức
cho HTX với việc làm sao để toàn thể các thành viên của HTX hiểu từng điều
trong điều lệ của HTX, biết tự xây dựng quy chế, quy định cho từng hoạt động,
biết cách xây dựng kế hoạch SXKD cho từng vụ sản xuất, và tiến tới việc thực hiện
hợp đồng với công ty và với từng THT trong thu hoạch, sơ chế, chế biến và bảo
quản măng.
Các hỗ trợ về hạ tầng
như: vườn ươm, lò sấy, nhà xưởng… đã được dự án hỗ trợ và bàn giao lại cho các
HTX quản lý và sử dụng. Đây là những hỗ trợ ban đầu hết sức cần thiết, và những
hỗ trợ đúng với những nút thắt trong chuỗi giá trị măng tại Vân Hồ. Bên cạnh những
hỗ trợ về hạ tầng, các hỗ trợ khác như máy tính, máy in và sim 3,4 G cùng các lớp
tập huấn hướng dẫn làm lãnh đạo đã HTX đã được tổ chức thường xuyên bằng hai
hình thức trực tiếp và online. Nhiều buổi học đêm bắt đầu từ 8-11h giờ đêm đã
được thực hiện với sự nỗ lực của các thầy và trò đã mang lại kết quả tốt, nó được
thể hiện trong sự thay đổi về nhận thức của mỗi thành viên HTX và ban lãnh đạo
các HTX. Các bài thực hành từ đơn giản đến phức tạp đã được tư vấn trao đổi hướng
dẫn trực tiếp để học viên hiểu và tự làm được. Với mục tiêu không học nhiều mà
học được bao nhiêu, hiểu và làm như thế nào. Không chạy theo phong trào ra HTX
mà không hoạt động được. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn ở phía trước với các
HTX này vì dịch bệnh covit ảnh hưởng làm đứt gãy các kênh phân phối, thiếu vốn
để cạnh tranh mua bán măng đúng thời vụ… thương hiệu sản phẩm mới được xây dựng
chưa nhiều người biết tới… và phát triển chuỗi măng mà không ảnh hưởng tới các
quy định vệ bảo vệ rừng đó là những thách thức mà các HTX sẽ phải vượt qua
trong những năm tới.
Thiết nghĩ để thực hiện
tốt Quyết định số 340/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp
tác xã giai đoạn 2021-2030, với mục tiêu được xác định rõ là thúc đẩy loại hình
kinh tế này phù hợp với quy luật khách quan, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ,
đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số... thì rất cần các tổ chức, các dự án, chương
trình cùng đồng hành với người dân tại các địa phương, với đa dạng cách làm,
cách hỗ trợ phù hợp với năng lực, nhận thức của người dân ở mỗi vùng miền, đặc
biệt là nâng cao được vị thế của phụ nữ và người dân tộc thiểu số khi tham gia
vào HTX và kết nối với chuỗi giá trị.