1.
Giống bò được bảo hộ chỉ dẫn địa lý -
Nguồn gốc: chưa có khẳng định khoa học nào
về thời gian xuất hiện của giống bò địa phương của Hà Giang, nhưng khả năng
nó đã có từ lúc những cộng đồng cư dân người Hmông đầu tiên đến và ổn định cư
trú trên vùng đất này trên 300 năm trước[1]. - Tên giống bò: Bò Hà Giang hay
được gọi là bò vàng vùng cao - Màu sắc lông: chủ yếu là màu
vàng tơ, một số ít có đỏ hung, màu cánh gián - Đặc điểm nổi bật: Bò đực có u vai
to nổi rõ, trường mình, cơ bắp phát triển, yếm rộng, dương vật gọn co sát thành
bụng - Thể vóc: Bò đực trưởng
thành có trọng lượng từ 380 - 390kg; bò cái 250 - 270kg, bê sơ sinh 15-16
kg/con[2]
[1] Theo Emile Lunet de Lajonquiuere là một nhà
dân tộc học người Pháp cho rằng, người Hmông ở Việt Nam từ khoảng năm 1759 –
1800, chủ yếu ở Đồng Văn, Hà Giang
[2] Theo Át lát vật nuôi của Viện chăn nuôi 2004
2.
Loại bò đưa vào nuôi lấy thịt
Loại bò được đưa
vào nuôi để bán thịt thường là bò đực, do có ưu thế về tốc độ sinh trưởng, phát
triển nhanh hơn bò cái, khả năng cho thịt tốt hơn và mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn. Khi bò đực được bò cái của hộ đẻ ra sẽ được người dân giữ lại để nuôi,
tới khi được 24-26 tháng tuổi, các hộ sẽ tách bò ra, nuôi nhốt riêng và cho bò
ăn nhiều thức ăn tinh hơn trước khi bán 60-90 ngày. Giai đoạn này người dân
thường gọi là vỗ béo bò trước khi bán.
Hình
thức vỗ béo bò của người dân vùng cao Hà Giang thường có 2 loại hình thức sau:
- Bò
trưởng thành từ 24 - 26 tháng tuổi: Đây là giai
đoạn bò đã hoàn thành xong các hệ cấu trúc của cơ thể như khung xương, cơ và
nội tạng. Lúc này toàn bộ lượng thức ăn dinh dưỡng bò hấp thu được sẽ tập trung
vào quá trình tích lũy thịt, giai đoạn này cho tăng khối lượng từ
750-767gam/con/ngày (Hoàng Xuân Trường, 6/2018)
- Bò loại
thải: Là hình thức vỗ béo những con bò đực, bò cái
loại thải sau khi đã khai thác hết sức kéo và sinh sản (trên 5-6 năm tuổi).
Lưu ý: Tùy điều kiện cụ thể của từng gia
đình có thể chọn loại hình vỗ béo bò phù hợp, nhưng tốt nhất nên chọn vỗ béo những con bò đực ở độ tuổi
từ 24-26 tháng tuổi. Vì ở độ tuổi này bò tăng trọng nhanh nhất, cho chất lượng
thịt tốt nhất và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg thịt tích lũy thấp nhất.